Tiến đến một thỏa hiệp Trung quốc-Vatican về việc phong chức các giám mục?
Aug 10, 2016
Theo báo công giáo Mỹ
America, ngày 5 tháng 8 Đức hồng y Gioan Thang Hán, giám mục địa phận
Hong Kong tin rằng chính quyền Trung quốc «sẵn sàng tìm một thỏa hiệp»
với Tòa Thánh về vấn đề gây tranh cãi trong việc phong chức các giám
mục.
Trong một bài
báo dài bằng tiếng Trung quốc, Anh và Ý, Đức hồng y Gioan Thang Hán mong
«tránh các thiếu thông hiểu vô ích», trong khi một số người công giáo
sợ việc xích lại gần về mặt ngoại giao này sẽ phải trả bằng một vài hy
sinh.
«Sau khi đã làm việc nhiều năm trời trên
vấn đề này, Giáo hội công giáo đã dần dần được lòng chính quyền Trung
quốc, bây giờ chính quyền sẵn sàng tìm một thỏa hiệp với Tòa Thánh về
vấn đề phong các giám mục trong Giáo hội công giáo Trung quốc», Đức hồng
y Gioan Thang Hán đã viết trong một bài báo dài ngày 31 tháng 7-2016.
Tổng giám mục Hong Kong tin chắc Đức Phanxicô «sẽ không chấp nhận một
thỏa hiệp có hại (…) cho sự thông hiệp giữa Giáo hội công giáo Trung
quốc và Giáo hội hoàn vũ».
Không có hại cho sự hiệp nhất của Giáo hội
Thách thức của một thỏa hiệp như vậy có
hai vấn đề, ngài nhấn mạnh: «Không có hại cho sự hiệp nhất của Giáo hội
công giáo và các quyền chủ chốt của Tòa Thánh La Mã trong việc phong các
giám mục», và cùng một lúc «làm thế nào để quyền của giáo hoàng phong
các giám mục không bị xem như xen vào nội bộ của Trung quốc». Nhà
vatican học Gerard O’Connell, tùy viên của báo America ở Rôma cho biết,
«người ta có cảm tưởng như Đức hồng y không bằng lòng để bảo vệ cho
cuộc đối thoại của Tòa Thánh với Trung quốc, nhưng ngài cũng đang chuẩn
bị cho người công giáo trong cũng như ngoài nước Trung Hoa biết về một
thỏa hiệp đang được tiến hành».
Rất nhiều sự kiện cho thấy có một sự hâm
nóng quan hệ ngoại giao giữa Tòa Thánh và nước Cộng hòa Nhân Dân Trung
quốc gần đây, như năm 2015, Bắc Kinh hợp thức hóa việc phong hai giám
mục công giáo trước đó đã được Tòa Thánh chấp nhận. Ngoài ra, đã có thêm
nhiều cuộc gặp gỡ giữa các đại diện Vatican và chính quyền Trung quốc:
Mùa thu năm 2015 rồi tháng 4 năm 2016 ở Bắc Kinh và ở Vatican vào tháng 1
vừa qua. Hãng tin AFP đã phỏng vấn ông Anthony Lam của địa phận Hong
Kong, ông là nghiên cứu gia của Trung tâm Holy Spirit Study, ông tin
chắc nếu các đại diện có những cuộc gặp mặt thường xuyên trong những năm
gần đây nhưng vẫn chưa có thương thuyết chính thức.
Giáo hội «chính thức» và Giáo hội «chui»
Các quan hệ ngoại giao giữa Trung quốc
và Tòa Thánh đã bị ngưng năm 1951, hai năm sau khi cộng sản lên nắm
chính quyền. Ngoài phải cắt đứt các quan hệ mà Tòa Thánh đang duy trì
với Đài Loan, quyền của nhà cầm quyền Trung quốc kiểm soát các sinh
hoạt của Giáo hội trên lãnh thổ Trung quốc là điều kiện tiên quyết mà
Bắc Kinh đặt ra để thiết lập lại bang giao với Vatican.
Trong đất nước chỉ có 12 triệu người
công giáo, chính quyền không công nhận quyền của Vatican trên Giáo hội
địa phương. Như thế, Bắc Kinh tạo ra một tổ chức riêng của mình để giám
sát hàng giáo sĩ công giáo Trung quốc: Hiệp hội công giáo yêu nước của
Trung quốc ở dưới sự kiểm soát của Đảng cộng sản. Phản ứng lại với Giáo
hội «quốc doanh», rất nhiều tu sĩ từ chối không vào Hiệp hội yêu nước.
Họ thành lập cái gọi là Giáo hội «chui».
Trong thời gian gần đây, các tin đồn của
một thỏa hiệp lịch sử giữa Trung quốc và Tòa Thánh về vấn đề phong các
giám mục đã tạo các phản ứng giảm nhẹ ở Trung quốc cũng như ở Vatican.
Tháng 6 vừa qua, hồng y Giuse Trần Nhật Quân, giám mục danh dự ở Hong
Kong, đã tỏ ra nghiêm khắc về vấn đề này, ngài mời gọi giáo dân đừng đi
theo Đức Phanxicô nếu có một thỏa hiệp như vậy được ký.
cath.ch
Giuse Nguyễn Tùng Lâm chuyển dịch
Giuse Nguyễn Tùng Lâm chuyển dịch
(Nguồn: Phanxico-VN)
-
https://giaoxuthanhxuan.blogspot.com/2016/08/tien-en-mot-thoa-hiep-trung-quoc.html
Nhớ chia sẻ thông tin này cho bạn bè nhé!
All comments [ 0 ]
Your comments
- Bạn Hãy bình luận bằng tiếng việt có dấu hoặc tiếng anh và viết rõ ràng đầy đủ. Hãy tỏ ra là người lịch sự, có văn hóa khi bình luận nhé.
- Chèn Link bằng thẻ: <a href="Link muốn chèn" rel="nofollow">Tên muốn hiển thị</a>.
- Tạo chữ: <b>Đậm</b> và <i>Ngiêng</i>.
- Nếu muốn chèn code vào Comments bạn phải Mã hóa code tại đây trước rồi copy vào khung Comments.
Chúc bạn thành công!.